Thất bại trong kinh doanh


Khi bắt đầu kinh doanh bạn phải có một kế hoạch và một lộ trình phát triển cụ thể, điều này rất quan trọng, nó sẽ giúp cho bạn đi đúng hướng, phát triển đúng với kế hoạch mà mình đã vạch ra. Thực tế, có nhiều người đã bỏ qua bước này, dẫn đến phá sản.

Trong thời đại kinh doanh khốc liệt, cùng với sự khó khăn trong nền kinh tế, nếu như bạn không có một kế hoạch cụ thể, một lộ trình dài hạn thì việc thất bại trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng nhất trong kinh doanh, bạn phải có một mục tiêu, chiến lược kinh doanh bài bản, xác định được thị trường, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, khi đó bạn sẽ là người kinh doanh thành công.

Nếu một con cá nước ngọt mà bơi ở vùng nước mặn thì chắc chắn con cá đó sẽ chết, tương tự nếu trong kinh doanh bạn không nghiên cứu thị trường, không nắm được sở thích, nhu cầu của khách hàng thì chắc chắn bạn sẽ thất bại trong kinh doanh.


Bài học rút ra ở đây là, dù bạn kinh doanh trong bất kỳ một lĩnh vực nào, thì việc nghiên cứu thị trường vô cùng quan trọng, nếu không nghiên cứu thị trường mà mình đang kinh doanh thì bạn sẽ nắm chắc phần “thất bại”. Do đó, để thành công trong kinh doanh, việc quan trọng hàng đầu đó là nghiên cứu, tìm hiểu thị trường một cách kĩ lưỡng nhất, khi đó cơ hội thành công trong kinh doanh của bạn sẽ rất rộng mở.

Trong kinh doanh tiền là một yếu tố rất quan trọng, nếu như không có nguồn tài chính đủ mạnh thì bạn sẽ chẳng thể kinh doanh bền vững được, đã kinh doanh thì phải có vốn, nếu như không có vốn thì kinh doanh được cái gì.


Đã số những người lần đầu khởi nghiệp đều thiếu vốn, họ không có đủ nguồn vốn để duy trì trạng thái kinh doanh của mình, từ đó bị đứt gãy dẫn đến phá sản. Mà đôi khi phải đi vay nợ về để kinh doanh, nếu như tài chính không tốt, cộng với nợ lãi thì nguy cơ bạn phá sản là điều không thể bàn cãi.

Địa điểm kinh doanh rất quan trọng, nếu như bạn không lựa chọn một địa điểm tốt, một địa điểm lý tưởng thì việc thất bại trong kinh doanh có khả năng xảy ra là rất cao. Đặt vào khách, nếu như bạn kinh doanh một sản phẩm, một dịch vụ tốt, mà địa điểm của bạn quá khó tìm, hoặc người mua hàng phải đi quá xa, thì chẳng khác nào bạn tự bóp chết chính mình cả.

Để không thất bại trong kinh doanh, bạn cần chọn một địa điểm thuận lợi, khí đó việc xâm nhập vào thị trường sẽ rất dễ dàng, “thiên thời địa lợi nhân hòa” thì chẳng có lý do gì bạn kinh doanh thất bại cả. Ngoài ra, bạn cần phải thu hút khách hàng bằng những đợt khuyến mãi, cho khách hàng sử dụng thử sản phẩm của mình, khi đó sẽ giúp cho việc kinh doanh trở nên rất thuận lợi.


Đối với những bạn Startup khi mới bất đầu thường không có nhiều kinh nghiệm, việc quản lý tài chính lỏng lẻo, tuyển dụng nhân sự yếu kém, đó được xem là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong kinh doanh. Đôi khi, cũng có nhiều bạn khởi nghiệp theo phong trào, khởi nghiệp theo đám đông, người lãnh đạo quá yếu kém không am hiểu thị trường.

Để khắc phục, người đứng đầu cần phải học hỏi thêm kinh nghiệm, phải nắm rõ được nguyên lý hoạt động trong kinh doanh, tự trang bị cho mình thêm những kiến thức về quản lý cũng như tài chính, khi đó khởi nghiệp mới thành công.


Nếu bạn là một người mới bước chân vào lĩnh vực trong kinh doanh mà lại kinh doanh quá nhiều lĩnh vực, thì chắc chắn khó có thể cạnh tranh được. Người ta thường nói “một nghề thì sống đống nghề thì chết”, vì thế nếu như bạn là một người mới, bạn cần tìm sản phẩm tốt nhất của mình, tập trung phát triển sản phẩm đó, khi đó việc kinh doanh của bạn sẽ thành công.

Đối với một người mới, một doanh nghiệp mới bước chân vào kinh doanh mà thiếu đi sự minh bạch, thiếu đi sự xác thực thì rất dễ thất bại, phá sản trong kinh doanh. Niềm tin là thứ đáng giá nhất, nếu như mất đi niềm tin thì sẽ chẳng thể nào lấy lại được.


Sản phẩm nào càng cạnh tranh cao, thì nhu cầu sử dụng của người dùng càng lớn, nếu như sản phẩm của bạn không có tính chất cạnh tranh thì rất khó để phát triển, đồng thời những sản phẩm đó sẽ không được người tiêu dùng đón nhận, đây chính là lý do thất bại trong kinh doanh.

Nếu bạn không kiểm soát được những khoản chi tiêu cá nhân của mình thì rất dễ thất bại trong kinh doanh, chi tiêu cá nhân là điều thiết yếu, nhưng mạnh tay chi những khoản tiền lớn để phục vụ mục đính cá nhân, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ chạm chân vào con đường thất bại.

Trong kinh doanh “lúc thịnh lúc suy”, nếu như bạn không biết tiết kiệm để tái đầu tư, bù lỗ thì việc thất bại sẽ là điều chẳng thể tránh khỏi. Do đó, để không thất bại trong kinh doanh thì bạn cần hạ mức chi tiêu cá nhân xuống, không chi tiêu bằng cảm xúc, điều đó rất dễ phá sản.

Trong một doanh nghiệp, nếu như có quá nhiều nhân viên nhàn rỗi, thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ sớm phá sản. Nếu như chi phí phải trả cho nhân viên quá lớn, thì doanh nghiệp sẽ không có nhiều tiền để đầu tư, sản xuất. Do đó, để không thất bại trong kinh doanh thì đòi hỏi người đứng đầu trong doanh nghiệp phải có tư duy tuyển dụng nhân viên tốt, không tuyển quá nhiều nhân viên không cần thiết…

Nếu bạn có suy nghĩ mình có thể thành công mà không phải trải qua thất bại, thì bạn sẽ không phải là người thành công. Thành công và thất bại nó sẽ luôn song hành cùng nhau, khi thất bại bạn sẽ nhận được rất nhiều thứ, nó sẽ giúp cho bạn biết mình phải làm như thế nào để thành công.

Do đó, thất bại không có gì đáng sợ, điều đáng sợ nhất là bạn không dám nhìn vào thất bại của mình, không dám đối mặt với những thất bại đó. Nếu bạn có kinh doanh thất bại thì cũng đừng nản lòng, hãy mạnh mẽ lên “thất bại là mẹ của thành công”.

Kinh doanh mà thiếu đi chiến lược, thiếu đi tầm nhìn thì sẽ chẳng thể thành công được. Do đó, để có thể thành công trong kinh doanh thì bắt buộc bạn phải xây dựng một chiến lược toàn diện, cụ thể: Chiến lược về giá, chiến lược về thương hiệu, chiến lược về thị trường, chiến lược quản lý nhân sự, chiến lược về Marketing.

Kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng cả, sự khốc liệt trong kinh doanh càng lớn thì đồng nghĩa với việc bạn càng phải sáng tạo, càng phải đổi mới. Sự sáng tạo và đổi mới là 2 yếu tố sống còn trong mỗi doanh nghiệp, nếu như doanh nghiệp nào không chịu đối mới thì tỷ lệ thất bại luôn ở mức cao.

Bạn cần phải sáng tạo không ngừng, cần phải hướng tới người tiêu dùng nhiều hơn như: Chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm, giá thành, chăm sóc khách hàng… Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đủ sức cạnh tranh với những đối thủ của mình.

Lời kết